in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c
NHÂN QUẢ GIÀU SANG PHÚ QUÝ
(1:29:33) Phật tử: Còn những người mà họ sinh ra mà họ làm vua quan giàu có thì họ bình thường họ làm như thế nào?
Trưởng lão: Thường thường là họ đem những cái thiện pháp, cái bố thí của họ.
Ví dụ như giờ họ có tiền bạc họ đem họ giúp đỡ người này, họ bỏ cho người kia. Sau này thì họ, ít ra họ không làm vua thì họ cũng làm ông quan có nhiều lính theo hầu hạ, phải không? Còn họ đem của cải nhiều, họ có được phước báu, họ đem nhiều cho nhiều người, sau này họ làm vua một nước thôi, họ sanh vào một cái gia đình vua chúa, họ trở thành những hoàng tử, từ đó họ lên là họ làm vua, phải không? Cái đó là do cái nhân quả bố thí của người đó nhiều. Cho nên những người mà hưởng, thọ hưởng cái của họ đó, những người đó trở thành lính, dân của họ hết.
Cho nên đừng có nghĩ rằng mình đem của cải mình cho họ đó, để mà mình an ủi họ. Sự thật ra mình muốn gieo một cái duyên mình làm quan, làm vua đó chứ không phải là thường mấy cái người mà nổi tiếng. Còn mình tại vì mình không có tiền, mình không muốn làm vua cho nên. Mình muốn làm vua mà tại mình không có tiền cho nên mình không có bố thí được. Cho nên ai cũng muốn làm vua thì nên đem vét hết tài sản mình ra bố thí đi, càng nhiều người bao nhiêu thì mình sẽ có lính nhiều, dân nhiều chứ gì. ( Thầy cười )
Phật tử: Nhưng mà làm vua mà có chánh pháp thì đỡ, còn ác thì…
Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên, là trong khi mình làm những cái điều ác mà mình tích lũy của cải mình đem bố thí, cái chuyện bố thí này thôi cái ông vua này đi lên làm vua là rất ác. Kiếp trước ông làm ác, ổng có tiền mà ổng bố thí, cho nên những cái người mà thọ hưởng cái của ác này thì sẽ là những cái người dân của cái nước đó. Những người dân nước đó đều khổ vì ông vua này. Bởi vậy thế cho nên có ông vua anh minh mà cũng có những ông vua ác chứ đâu phải là ông vua nào cũng là anh minh hết, con hiểu chưa?
Đó là nhân quả mà, Thầy nói các con sẽ thấy cái nhân quả răm rắp, nhân nào quả nấy. Bởi vậy Thầy mới dám viết Đạo Đức Nhân Quả, chứ còn không Thầy đâu dám viết đạo đức nhân quả mấy con, phải thấy mới được nhân quả.
(Trích lời Trưởng lão Thích Thông Lạc - sách TAM QUY NGŨ GIỚI 02 - GIẢI ĐÁP NHÂN QUẢ - Thời gian 01:26:47 tại website: thuvienchonnhu.net/)
27 - 1
ĂN CHAY RỒI CÓ CHUYỂN ĐƯỢC NHÂN QUẢ TRƯỚC ĐÂY HAY KHÔNG
(1:26:47) Phật tử: Như vậy thì từ lúc con biết được chánh pháp chân chính thì con sẽ ăn chay. Nhưng mà ngày xưa đến giờ con ăn mặn thì cái nghiệp này về sau con có giảm?
Trưởng lão: Con sẽ ăn chay là từ đây về sau nó sẽ hoá giải, nó sẽ hoá giải, tại vì mình không ăn thịt chúng sanh nữa. Rồi từ đây những cái quả mà mình ăn trước đó, không có nghĩa là mình trốn đâu. Nó có sẵn ở những cái này để khi những cái đau bệnh, hay hoặc những cái tai nạn gì xảy ra cho mình, chấp nhận trong vui vẻ. Tôi biết là tại vì tôi có thời gian ăn thịt bây giờ tôi mới khổ, tôi chấp nhận.
Phật tử: Mình phải chấp nhận?
Trưởng lão: Mình chấp nhận, mình chấp nhận vì vậy mà mình chuyển. Tại vì mình chấp nhận mình không có đau khổ, mình chấp nhận mà mình thấy bây giờ nói đang có cái tai nạn xảy ra mình vui vẻ. Khi mà cái tâm mình vui vẻ là cái nhân quả nó không tác động được mình rồi, tức là mình không còn quả nữa. Còn mình buồn rầu, mình sợ hãi tức là mình bị quả, còn mình không buồn rầu, không sợ hãi tức là cái nhân quả đó mình chuyển, nó sẽ hết.
Còn từ đây về sau, về tương lai thì mình không có làm những cái lỗi này nữa, thì mình hoàn toàn nó sẽ có cái…, nó hết.
Phật tử: Với lại những cái nghiệp từ xưa đến giờ mà mình cắt cổ vậy nó có sám hối, nó có giảm đi phần nào không?
Trưởng lão: Có nghĩa là mình sám hối là mình ngăn chặn nó, khi mình sám hối rồi thì từ đây về tương lai mình không làm những cái lỗi đó nữa là gọi là sám hối. Còn những cái quả mà, những cái hành động nhân mà mình đã tạo, mình tạo ra rồi thì cái quả này mình luôn luôn mình chuyển nó bằng cái tâm của mình. Khi nó đến, bây giờ sự đau khổ mình an vui, mình không sợ. Nghĩa là mình bất động tâm rồi, mình không sợ nó tức là mình chuyển được nhân quả đó.
Mặc dù là, bởi vì Thầy nói, mình cũng sống cũng như bây giờ nó có hai đời sống: Một cái người không đạo, một cái người có đạo. Cái người không đạo người ta cũng khổ như vậy, mà cái người có đạo cũng khổ như vậy. Nhưng người có đạo, cái tâm người ta biết chuyển cho nên cái tâm người ta không khổ. Còn người không đạo thì gặp cái khổ họ khổ trên tà pháp, con hiểu chỗ này không?
Cho nên vì vậy mà người ngoài hai người này, người có đạo và người không đạo. Cái người không đạo thì cũng khổ, mà người có đạo cũng khổ, Tại sao hai người lại? Thay vì cái người có đạo thì hoàn toàn không khổ chứ, mà tại sao lại khổ? Tại vì mình mang cái thân nhân quả như người kia, người không đạo cũng mang cái thân nhân quả. Cho nên cái khổ của mình có nhưng mà cái tâm mình không khổ, còn cái người kia thì phải khổ hoàn toàn, nó khác hơn cái chỗ này thôi.
Cho nên con có tạo thì cái nhân quả con mới có cái thân này để mà trả nhân quả, vì vậy bảo nó đừng có trả nhân quả này sao được, nó phải đến với mình. Nhưng mà đến với mình mà nó tác động cái tâm mình không được, cho nên mình thấy an vui, con hiểu cái đó gọi là chuyển nhân quả, phải không? Con thấy rõ không. Còn bây giờ mình buồn khổ là mình bị nhân quả chuyển mình, cho nên mình mới buồn khổ mình mới trả cái quả. Còn mình không buồn khổ thì cái quả nó tác động cái tâm mình không được, thì tức là mình chuyển nó rồi, mình không khổ. Con hiểu vậy là tức là con thấy đạo Phật hay lắm, tuyệt vời, sống mà không khổ…..
(Trích lời Trưởng lão Thích Thông Lạc - sách TAM QUY NGŨ GIỚI 02 - GIẢI ĐÁP NHÂN QUẢ - Thời gian 01:25:39 tại website: thuvienchonnhu.net/)
48 - 4
LỚP CHÁNH KIẾN – BUỔI 1: KHAI GIẢNG
“...Trong cuộc đời tu theo Đạo Phật, lớp Chánh Kiến là lớp căn bản nhất, và cũng chính nó giúp cho đời sống của chúng ta được giải thoát. Mục đích của Đạo Phật là tri kiến, sự hiểu biết giúp cho chúng ta giải thoát, nên gọi là Định Vô Lậu. Phương pháp tu Định Vô Lậu là triển khai tri kiến, dùng tư duy quán xét, suy nghĩ làm cho sự hiểu biết thấu suốt, rõ ràng, gọi là thiền quán, nên nó rất quan trọng. Nếu không triển khai được tri kiến thì chúng ta không bao giờ có giải thoát.
Hầu hết từ xưa đến giờ người ta dạy chúng ta nhiếp tâm, an trú tâm, người ta dạy chúng ta hiểu biết lời Phật dạy, chứ không có dạy cách thức triển khai tri kiến của chúng ta để trở thành sự hiểu biết của chính mình.
Đạo Phật sắp xếp lớp Chánh Kiến là lớp đầu tiên để cho chúng ta triển khai được tri kiến thấu suốt cái lý như thật của các pháp, nhờ thấu suốt cái lý như thật của các pháp, chúng ta mới sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người. Cho nên, Đạo Phật là đạo đức chứ không phải là một phương pháp để luyện tập có thần thông, phép tắc, biến hóa, tàng hình, mà Đạo Phật xây dựng đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, đó là hạnh phúc cho con người trên hành tinh này.
Chúng ta biết rằng Đạo Phật có 8 lớp học chia làm 3 cấp, nhưng lớp đầu tiên là Chánh Kiến. Hiện giờ ai cũng hiểu biết sơ sơ về chánh kiến của phật, nhưng thâm sâu về lớp Chánh Kiến thì chưa ai thâm sâu. Do đó, hôm nay Thầy mở lớp tu học này để giúp chúng ta bước vào cái lớp căn bản nhất đó là Chánh Kiến, nhìn mọi pháp, mọi sự kiện xảy ra trước mắt chúng ta trong sự chân thật, như thật, không còn lầm lạc, không còn mơ hồ, thì chừng đó chúng ta mới có sự giải thoát thật.
Ví dụ, chúng ta nói rằng các pháp vô thường, nhưng sự hiểu biết vô thường như thật thì chúng ta chưa thật sự hiểu biết. Chúng ta nói các pháp do nhân quả sinh ra, sống trong nhân quả, chết về với nhân quả, ai nói cũng được, nhưng thấy như thật, biết như thật của nhân quả thì chắc chưa ai biết. Cho nên, lớp này học như thật, thấy như thật, biết như thật, chứ không còn mơ hồ, trừu tượng, không rõ ràng.
Vì con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết về nhân quả, làm sao tránh khỏi nhân quả. Mấy con đang ở trong một cái lưới bao của nhân quả, làm sao mấy con ra khỏi nhân quả mà gọi là thoát.
Đạo Phật ra đời giúp cho mây con thoát ra khỏi nhân quả, đi ngược lại nhân quả. Nhân quả làm cho con đau khổ, thì con bình tĩnh, vui vẻ, không sợ đau khổ, đó là chuyển nhân quả. Nhân quả là phải có vui, có buồn, có tham, có sân, có si. Trái lại mấy con không vui, buồn, không tham, sân, si tức là nhân quả không tác động được, là mấy con đã ra khỏi luật nhân quả.
Cho nên, Định Vô Lậu giúp chúng ta nhìn cuộc đời bằng đôi mắt nhân quả, để biết cách vượt ra khỏi sự chi phối của nhân quả, nó đưa chúng ta đi đến cứu cánh giải thoát, còn chúng ta đi kinh hành, nhiếp tâm, an trú tâm thì chẳng qua là trợ giúp cho Định Vô Lậu mà thôi.
Muốn an trú tâm thì chúng ta phải tu Định Vô Lậu, nhờ Định Vô Lậu quét sạch chướng ngại, nên tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự, không niệm một cách tự nhiên, không bị ức chế tâm. Còn người tu không niệm vẫn bị ức chế là sai vì không biết cách quán xét xả tâm.
Vậy thì hôm nay, Thầy sẽ cho mấy con cái đề tài. Đầu tiên, chúng ta muốn nhìn các pháp như thật thì phải nhìn nó bằng đôi mắt nhân quả, vì đôi mắt nhân quả là đôi mắt chánh kiến của Phật pháp. Vạn vật sinh ra đều do nhân quả, mọi vật trên hành tinh sinh ra đều do nhân quả, chúng ta đang sống trong một cái môi trường nhân quả.
Thầy chỉ mong rằng mấy con vét hết đầu óc của mình ra, tư duy suy nghĩ, viết lên trang giấy đầy đủ nhân quả thảo mộc, đó là cái bài đầu tiên của mấy con. Cái bài này các con thấy dễ mà, không khó đâu..."
(Trưởng lão Thích Thông Lạc - Lớp Chánh Kiến 2006)
103 - 5
GIẢI THOÁT LÀ GÌ?
“Đạo Phật ra đời giúp cho mấy con thoát ra khỏi nhân quả, đi ngược lại nhân quả. Nhân quả làm cho con đau khổ, thì con bình tĩnh, vui vẻ, không sợ đau khổ, đó là chuyển nhân quả. Nhân quả là phải có vui, có buồn, có tham, có sân, có si. Trái lại mấy con không vui, buồn, không tham, sân, si tức là nhân quả không tác động được, là mấy con đã ra khỏi luật nhân quả.”
(Trưởng lão Thích Thông Lạc - Lớp Chánh Kiến 2006)
"Chúng ta biết rằng Đạo Phật có 8 lớp học chia làm 3 cấp, nhưng lớp đầu tiên là Chánh Kiến. Hiện giờ ai cũng hiểu biết sơ sơ về chánh kiến của phật, nhưng thâm sâu về lớp Chánh Kiến thì chưa ai thâm sâu. Do đó, hôm nay Thầy mở lớp tu học này để giúp chúng ta bước vào cái lớp căn bản nhất đó là Chánh Kiến, nhìn mọi pháp, mọi sự kiện xảy ra trước mắt chúng ta trong sự chân thật, như thật, không còn lầm lạc, không còn mơ hồ, thì chừng đó chúng ta mới có sự giải thoát thật."
(Trưởng lão Thích Thông Lạc - Lớp Chánh Kiến 2006)
34 - 4
GIÁO GIỚI LA HẦU LA
Hôm ấy, Đức Thế Tôn đến chỗ ở của La Hầu La, với dáng hết sức oai nghiêm. La Hầu La không ngờ vội chỉnh y ra nghinh đón Phật. Đợi cho Thế Tôn an tọa, cậu đem nước đến cho Phật rửa chân. Đức Phật không nói một lời, rửa chân xong, bèn chỉ nước dơ trong chậu hỏi La Hầu La:
“Này La Hầu La! Thứ nước dơ bẩn này có đem uống được không?”.
“Bạch Thế Tôn, nước rửa chân rất dơ, không thể uống được”.
“Người nói láo cũng giống như nước đó”.
Đức Thế Tôn dạy tiếp:
“Nước vốn trong sạch, rửa chân xong bèn trở nên cáu bẩn, giống như con vốn là vương tôn, lìa bỏ mọi thứ vinh hoa phú quý tạm bợ của thế gian, xuất gia làm Sa Môn. Tuy chưa thọ giới Tỳ Kheo, nhưng con đã thọ mười giới Sa Di, con không tinh tấn tu tập, không để thân tâm thanh tịnh, không giữ miệng cẩn thận lời nói, dối gạt chọc ghẹo người. Cấu uế của tam độc đầy dẫy trong tâm con, giống như nước trong sạch bị dơ bẩn một thứ”.
Chưa bao giờ Đức Thế Tôn nghiêm nghị như vậy, La Hầu La cúi đầu chẳng dám nhìn Phật. Đức Phật bảo đem nước đổ đi, cậu bé mới nhúc nhích. Đợi La Hầu La đổ hết nước xong, Phật lại hỏi:
“Này La Hầu La, con lấy cái chậu này đựng cơm được không?”.
“Bạch Thế Tôn, chậu đựng nước rửa chân không thể đem đựng cơm, vì chậu đã dơ, đầy cáu bẩn, không thể đựng thức ăn được”.
“Người nói láo cũng giống như cái chậu đó. Tuy làm Sa Môn thanh tịnh mà không tu giới, định, huệ; thân, khẩu, ý không thanh tịnh, chứa đầy cấu uế, không chân thật, thức ăn đạo lý làm sao nhét vào tâm con?”.
Phật nói xong lấy chân đá nhẹ cái chậu lăn mấy vòng, La Hầu La thấy thế hoảng sợ. Phật lại hỏi:
“Này La hầu La, con sợ cái chậu này bị bể không?”.
“Bạch Thế Tôn không ạ, chậu rửa chân là đồ vật xấu, có bể cũng chẳng sao”.
“Này La Hầu La, con không tiếc cái chậu này, giống như mọi người không thương mến người nói láo. Con xuất gia làm Sa Môn, không giữ oai nghi, nói dối đùa ghẹo, ai mà thương con được, không ai quý tiếc gì con, cho đến lúc con chết mà con không hối cải, lại càng chìm trong mê mờ!”.
La Hầu La sợ toát mồ hôi, xấu hổ muốn độn thổ, phát nguyện từ nay về sau cố gắng sửa đổi tâm tánh.
Đức Phật răn dạy xong lại nói thêm một ví dụ cho La Hầu La nghe:
“Đời quá khứ có một quốc gia nọ nuôi hai con voi dũng mãnh thiện chiến. Mỗi khi nhà vua cử binh ra trận lại trang bị áo giáp cho chúng. Ngà voi mang giáo nhọn, bên tai giắt kiếm bén, bốn chân đều có đao sáng ngời, sau đuôi lại cột thêm gậy sắt. Tuy mang nhiều vũ khí như thế, nhưng mỗi khi giao chiến chúng đều cuốn vòi dấu kín, vì đó là chỗ nhược, nếu để trúng tên sẽ chết ngay, vì muốn giữ gìn mạng sống phải giữ kỹ chiếc vòi”.
Này La Hầu La! Con cũng phải như con voi kia giữ kỹ cái vòi, cẩn thận giữ gìn lời nói. Mỗi khi mở miệng nói đùa như voi bị thương, huệ mạng của con sẽ mất, không được mọi người thương mến, không được người trí ưa thích, đến khi lâm chung sẽ bị rơi vào ba đường khổ.
Đức Thế Tôn dùng hết tình, hết lý, khẩn thiết, nghiêm trang răn dạy. Mỗi lời mỗi câu đều in sâu vào tâm La Hầu La. Chú bé phát nguyện từ nay sẽ giữ gìn nghiêm túc không hề vi phạm vào giới vọng ngữ.
Như hạt lúa tuy chúng ta xay giã thành hạt gạo, nhưng còn dính bụi cám, phải vo chà sạch sẽ thì gạo trắng mới ra gạo trắng. La Hầu La tuy có bản tính tốt ngoan ngoãn, nhưng phải có nước pháp của Đức Thế Tôn tẩy rửa một phen mới trở nên thanh tịnh vô nhiễm được.
Từ đó La Hầu La trở thành một người khác.
(Trích lời Trưởng lão Thích Thông Lạc - Sách: Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 177)
25 - 1
TRƯỜNG THCS YÊN LƯ- YÊN DŨNG- BẮC GIANG
THƯ CẢM ƠN
“Lời cảm ơn là một đức hạnh nói lên được sự cung kính, tôn trọng và thân thương đến với mọi người, vì thế lời nói cảm ơn rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta với mọi người…” ( ĐỨC THỨ NHẤT- ĐỨC CẢM ƠN KHẨU HÀNH, trang 74 tập III, GIÁO ÁN RÈN NHÂN CÁCH LỚP NGŨ GIỚI ĐỨC HIẾU SINH)
Chúng tôi- thày và trò trường THCS Yên Lư đã được đón, tiếp và nhận được những tình cảm, đặc biệt là những cuốn sách hay của trưởng lão Thích Thông Lạc Chúng tôi trân quý điều này vô cùng. Ngẫm từ những điều trong cuộc sống, những điều giản đơn nhất mà chúng tôi- những người thày vẫn dạy cho học trò và đọc sách, chúng tôi thấy một lời cảm ơn tới trưởng lão và các cô, các chú trong “Lớp học về lan tỏa đạo đức và tình yêu thương” còn chưa đủ.
Trong những ngày nắng tháng mười óng ả, gió thu mát nhẹ trên ngọn lá lao xao sân trường, những cảm xúc lắng lại khi đọc đến trang 74, cảm xúc đan xen của niềm vui khi bắt gặp những tri thức tốt, hạnh phúc khi đọc điều hay đã thôi thúc chúng tôi viết những dòng cảm ơn chân thành gửi tới trưởng lão Thích Thông Lạc và các cô, các chú trong “Lớp học về lan tỏa đạo đức và tình yêu thương”. Hằng ngày chúng tôi lên lớp để dạy học trò tri thức, giáo dục học trò đạo đức làm người tốt. Có nhiều cách đi, có nhiều phương pháp dạy để đến đích theo mong muốn, theo trách nhiệm và lương tâm của những người làm công tác giáo dục. Có thể dạy học trò cách nói, viết lời cảm ơn. Có thể dạy học trò thái độ biết ơn, trân quý với những gì mình nhận được. Có thể dạy học trò thể hiện lòng biết ơn bằng hành động. Biết nhận và cảm ơn, nhưng cũng cần biết cho đi, biết chia sẻ. Một vài thầy cô đã lấy những mẩu chuyện trong ba cuốn “Giáo án rèn nhân cách lớp ngũ giới” để minh họa cho bài dạy của mình. Dạy học trò sâu hơn về đạo đức nhân quả, đức hiếu sinh…
Trên miền quê yên bình của chúng tôi, con người vốn đã chất phác, hiền lành, học trò vốn đã ngoan ngoãn, nay được bồi dưỡng thêm về nhân cách theo một “ giáo án” mới dường như tâm hồn những đứa trẻ phong phú hơn, tình yêu của chúng ngày càng hướng đến nhiều đối tượng hơn. Năm học 2023- 2024 trường chúng tôi đã thành lập Quỹ từ thiện, số tiền trong quỹ để chia sẻ cho nhân dân, thày, trò trong địa phương khi gặp rủi ro. Đầu năm học 2024- 2025, sau khai giảng một ngày, cơn bão số 3 YAGI đổ bộ vào, quét tâm bão qua quê hương, nhiều thiệt hại về tài sản, nhưng không có thiệt hại về người. Thày và trò lại chung tay góp sức ủng hộ những nơi khó khăn hơn sau bão, lũ. Còn rất nhiều cách để chia sẻ, giúp đỡ mọi người mà mỗi khi nhà trường phát động, học trò hưởng ứng ngay không cần suy tính.
Chúng tôi tự hào về ngôi trường không có học sinh mắc tệ nạn hay vi phạm pháp luật, và cũng thấy trách nhiệm của mình lớn lao hơn để giữ mãi điều này. Cuốn sách Sống mười điều lành và ba cuốn giáo án của trưởng lão Thích Thông Lạc không chỉ như một luồng gió mát mới mà còn là những gợi ý để chúng tôi bồi dưỡng tâm hồn mình rồi truyền cảm hứng, tình yêu mình có được trao cho lớp lớp học trò.
Như đã nói, một lời cảm ơn chưa thể đủ, nhưng trong bức thư này, chúng tôi xin phép ngoài những lời cảm ơn giành thêm một vài lời chân thành gửi tới trưởng lão và các cô, các chú trong “Lớp học về lan tỏa đạo đức và tình yêu thương”. Trước tiên là một lời nói thật, chúng tôi có thể nói dối để làm vui quý vui lòng nhưng nhớ lời Phật dạy: “Lời nói dối như nước rửa chân, không uống được, chậu rửa chân cũng không dùng để ăn cơm được”, nên thú thật rằng, những cuốn sách quý chúng tôi đã nhận, chúng tôi đã đọc và áp dụng, còn học trò thì không nhiều em tìm hiểu. Ngoài việc vì chúng có quá nhiều thứ cần tìm hiểu để học bài, nhiều thứ hấp dẫn với lứa tuổi của chúng, thì còn vì chúng chưa trải đời, nên nội dung những cuốn sách này chúng chưa thể cảm được nhiều. Điều thứ hai, xin được gửi ý kiến phản hồi như một độc giả cho những cuốn sách, đó là phần câu chuyện trước mỗi bài học, nếu có thêm hình ảnh minh họa có lẽ sẽ tăng phần sinh động và lôi cuốn hơn.
Một lần nữa xin cảm ơn những bước chân tình nghĩa và yêu thương đã qua ngôi trường của chúng tôi, những tấm chân tình thiện lành của các bác, các cô, các chú giành cho thày và trò trường THCS Yên Lư chúng tôi. Rất mong hội ngộ các cô, các chú trong lớp học đồng thời mong muốn các cô, các chú luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an để lan tỏa đạo đức và tình yêu thương đến thật nhiều, thật nhiều nơi trên dải đất hình chữ S yêu thương của chúng ta.
Yên Lư, tháng 10 năm 2024
16 - 2
TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC HTT1 CÙNG BÀI CHIA SẺ CỦA EM VŨ THỊ TRANG ANH A2K64HTT1 VỀ TẬP SÁCH "ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI"
Đạo Đức Làm Người của Trưởng lão Thích Thông Lạc là một tác phẩm không chỉ dạy về đạo đức mà còn đi sâu vào triết lý sống, giúp người đọc nhận thức rõ hơn về giá trị của nhân cách, lòng từ bi và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và chú trọng vào vật chất, khiến con người đôi khi mất đi sự cân bằng tinh thần và bỏ quên những giá trị đạo đức truyền thống. Sách như một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng hạnh phúc không đến từ sự thừa mứa vật chất, mà từ sự thanh thản trong tâm hồn, từ lòng tốt và tình thương yêu giữa người với người.
Đầu tiên, sức hấp dẫn của cuốn sách này phải kể đến là Trưởng Lão đã thể hiện những quan điểm, lời khuyên, dạy bảo thông qua một lăng kính rất thực tế, không quá trừu tượng hay chỉ mang tính lý thuyết như một số sách về đạo đức và phật giáo khác. Ông viết với tâm hồn của một người thầy, một người khuyên dạy, chỉ bảo đưa ta đến đúng đường đúng lối, hướng ta đến những sự tốt đẹp và hạnh phúc trong cuộc sống. Những giá trị, quan điểm và câu chuyện được ông chia sẻ không chỉ là lý tưởng đúng đắn mà còn là những bài học đắt giá và cần thiết nhất cho tất cả mọi người, cho bất kì ai ở bất kì độ tuổi nào trong mọi thời đại. Dù là người có học Phật hay không thì đều có thể dễ dàng thấm nhuần những tư tưởng quý báu ấy khi đọc sách để rồi ta có thể tìm thấy đúng đường, trở thành con người thiện lành mà ta lựa chọn.
Ngoài ra, điều làm tôi ấn tượng ở bộ sách chính là sách được viết ra trong bối cảnh xã hội hiện đại đầy áp lực và cám dỗ, nơi con người dễ dàng cuốn vào guồng quay vật chất, danh vọng và tiện nghi. Khi những điều này chi phối tâm trí, chúng ta có thể rơi vào lối sống ích kỷ, cạnh tranh, và thiếu lòng từ bi. Cuốn sách, vì thế, như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở chúng ta rằng đạo đức là chìa khóa để cân bằng giữa vật chất và tinh thần. Không có đạo đức, con người dù giàu có hay thành đạt đến đâu cũng không thể tìm thấy hạnh phúc thực sự, vì cuộc sống thiếu đạo đức là một cuộc sống đầy bất an và tranh đấu.
Bên cạnh đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh quy luật "nhân quả" như một nguyên lý nền tảng không thể phủ nhận. Mỗi hành động, suy nghĩ và lời nói đều sẽ tạo ra kết quả tương ứng, không chỉ trong đời này mà còn kéo dài qua các thế hệ. Trưởng lão Thích Thông Lạc chỉ rõ rằng chính việc hiểu và tôn trọng quy luật nhân quả sẽ giúp con người có động lực mạnh mẽ để sống thiện lành. Khi một người biết rằng sự đau khổ của người khác sẽ phản chiếu lại chính mình, họ sẽ trở nên thận trọng trong từng hành động, cẩn trọng trong từng lời nói, và chân thành trong từng suy nghĩ. Đây chính là bản chất của đạo đức nhân bản: sống vì sự an vui không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh và sống không nên tự làm khổ mình, khổ người.
Ở tập 1, tác giả tập trung nói về những đạo đức xã hội, đưa ra và bàn về những vấn đề hết sức cấp bách, nhức nhối và bức xúc trong xã hội hiện đại ngày nay, bao gồm: đạo đức giao thông, đạo đức hiếu sinh và đạo đức bảo vệ mội trường. Bởi người thầy ấy cho rằng ba nỗi bức xúc ấy đang diễn ra hàng ngày hàng giờ gây bao đau khổ tang tóc và thương tâm cho sự sống của muôn loài, nhất là con người. Những ví dụ mà Trưởng lão Thích Thông Lạc đưa ra trong cuốn sách nhằm cảnh tỉnh người đọc về hậu quả của lối sống thiếu trách nhiệm và đạo đức đối với sự sống quanh ta. Tai nạn giao thông không chỉ lấy đi mạng sống và gây đau đớn cho gia đình nạn nhân, mà còn làm nổi bật tính cẩu thả, sự thiếu thận trọng của con người, đặc biệt khi coi nhẹ an toàn của chính mình và người khác.
Các chương trong sách cũng nói đến những hậu quả mà con người gây ra cho động vật và môi trường. Con vật vô tội, dù là trên đường hay trong chuỗi cung ứng thức ăn, thường phải chịu đau đớn và tổn hại bởi sự vô tâm. Đây không chỉ là vấn đề luân lý mà còn là bài học về lòng từ bi và ý thức về sự sống, một phần trọng yếu trong đạo làm người.
Tương tự, tình trạng tàn phá môi trường sống từ ô nhiễm, rác thải cho đến lạm dụng tài nguyên là một lời cảnh báo về cách chúng ta đang đối xử với thiên nhiên. Qua những điều này, Trưởng lão muốn nhấn mạnh rằng đạo đức không chỉ là vấn đề cá nhân, mà còn liên quan mật thiết đến cách chúng ta chung sống và bảo vệ sự sống của mọi loài, cũng như môi trường. Tác phẩm vì thế không chỉ là lời răn dạy, giáo dục con người về những đức tính cẩn thận suy nghĩ thấu đáo, là bài học về lòng yêu thương sự sống muôn loài muôn vật, bảo vệ tài nguyên xung quay ta mà còn là lời kêu gọi hành động vì một thế giới nhân văn và bền vững hơn. Để từ đó cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn, đáng sống hơn và không còn làm khổ mình khổ người.
Đến với tập 2, Trưởng lão Thích Thông Lạc, bắt đầu nói về đạo đức tự bản thân mỗi người. Bởi ông cho rằng: “Chính mình còn chưa sống có đạo đức với mình thì mong gì mình sống có đạo đức với mọi người. Mình chưa thương mình mà mình nói mình thương người khác là một điều chưa đúng đắn”. Ở đây, tác giả hướng mọi người dến việc tu dưỡng từ trong tâm hồn mình, hướng đến phật pháp và luật nhân quả. Điển hình trong số đó, thầy Thích Thông Lạc nói về những chân lý trong cuộc sống con người, những đức giúp con người hoàn thiện bản thân như: đức từ tâm, đức bi tâm, đức thương mình,… Qua đó, ông mong muốn người đọc nhận ra tầm quan trọng của việc rèn luyện tâm và đức trong đời sống, đồng thời thúc đẩy lòng từ bi và ý thức trách nhiệm với tất cả các mối quan hệ xung quanh. Đồng thời thầy còn đưa ra những thói xấu cần khắc phục như hút thuốc lá, uống rượu bia, tham lam ham hư vinh, danh lợi ,... Bởi thầy cho rằng việc thiếu đạo đức không chỉ gây khổ đau cho chính mình mà còn cho người khác, bởi khi danh lợi chiếm ưu thế, lòng người dễ mất đi thiện tâm, trở nên tàn bạo và đầy bản năng. Bộ sách được viết ra nhằm giúp mọi người phân biệt rõ ràng giữa thiện và ác, để dừng lại những hành vi gây khổ đau, từ đó tạo ra một xã hội hài hòa, nơi tinh thần và vật chất được cân bằng, và mọi người cùng hướng tới sự an vui, hạnh phúc bền lâu.
Bằng những lời lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, câu chuyện chân thật, thuyết phục mà những trang sách của thầy Thích Thông Lạc đã chạm đến tâm hồn người đọc, làm rung động và lay chuyển những suy nghĩ cứng cỏi của họ, giúp họ nhìn nhận lại bản thân mình và hướng tâm đến những điều thiện lành, và giúp họ nhận thức rõ hơn về hành động của mình để sống một cuộc đời tử tế hơn.
Tóm lại, Đạo Đức Làm Người là một tác phẩm kinh điển về nhân cách và lối sống chân chính, mang lại cho người đọc một triết lý sống giản dị nhưng sâu sắc. Đó là lời khuyên để chúng ta tìm thấy sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần, là lời nhắn nhủ để mỗi người tự biết soi xét mình, sống trọn vẹn từng giây phút với lòng từ bi và trách nhiệm. Tác phẩm này không chỉ là một cuốn sách mà còn là một kim chỉ nam cho những ai muốn sống đúng đắn, thiện lành và trọn vẹn trên hành trình làm người. Trong thế giới ngày nay, Đạo Đức Làm Người là một ngọn đuốc sáng soi rọi cho chúng ta vượt qua những cám dỗ và tìm về hạnh phúc bền vững từ chính nội tâm thanh tịnh và tình yêu thương.
Tác giả: Trường THPT Thuận Thành số 1
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Trường học Hạnh phúc HTT1 cùng bài chia sẻ của em Vũ Thị Trang Anh A2K64HTT1 về tập sách "Đạo đức làm người" 31/10/2024
9 - 0
TU HÀNH TRÁNH PHÁP ỨC CHẾ TÂM
Câu hỏi của Từ Tuệ - (03 tháng 01/1999)
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong đời sống của người cư sĩ con nhận thấy mình phải tập bớt ăn bớt ngủ. Về ăn, con nên giảm bữa ăn sáng trước hay bỏ bữa ăn tối trước, như thế nào tốt hơn? Khi đã quen hai bữa mà không yếu sức khỏe, thì có thể giảm xuống một bữa ngay tại đời sống cư sĩ không? Con đang chuẩn bị để tăng dần “hành trang” thuận lợi cho giai đoạn sống ở tu viện. Kính xin Thầy chỉ dạy.
Đáp: Muốn sống một đời sống phạm hạnh thì hãy sống đúng lời dạy của đức Phật, nhưng muốn sống đúng lời dạy của đức Phật thì phải hết sức tránh sự ức chế thân tâm. Giáo pháp của đức Phật là giáo pháp xả tâm, nếu không khéo tu sai lệch sẽ bị ức chế tâm. Phần đông, tu sĩ hiện giờ tu sai lệch rơi vào pháp ức chế tâm mà không biết. Sự giảm thiểu bớt ăn, bớt ngủ, tức là phải thay thế bằng một việc làm khác!
Ví dụ: hàng ngày lúc 9 giờ ta đi ngủ, bây giờ ta chỉ cần thức thêm 5 phút, 10 phút. Trong khi thức thêm thì ta nên tập tỉnh thức và xả tâm, trong khi đi kinh hành, vừa đi vừa nhắc xả tâm “Quán ly tham tôi biết tôi đi kinh hành”. Mới đầu chỉ tập thức thêm 5 phút, rồi tăng dần lên 15 phút, cho tới 30 phút. Đó là cách thức tập bớt ngủ.
Ăn cũng vậy, mỗi sáng, mọi người đều có điểm tâm. Ta có thể bớt bữa sáng, ăn buổi trưa và chiều. Bữa ăn trưa hoặc chiều cả gia đình có thể ăn cùng một lúc. Muốn cho gia đình đầm ấm yên vui và hạnh phúc, thì buổi ăn là buổi tập họp gia đình, cố gắng sắp xếp để mọi người đều hiện diện trong bữa cơm, ta không nên vì sự tu tập mà làm mất sự sum họp gia đình. Vậy trong 3 bữa ăn, con nên khéo léo để tạo hoàn cảnh sum họp gia đình yên vui và hạnh phúc. Chỉ một hành động nhỏ như vậy mà không cân nhắc kỹ, khiến bữa ăn trong gia đình buồn tẻ.
Đạo Phật là đạo trí tuệ, không làm khổ mình, khổ người, tạo cảnh tu tập cho mình mà luôn luôn làm cho mọi người vui, tức là tu thiền định xả tâm.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
(Trích từ: ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VII)
32 - 2
The Presbyterian Sutra is the place to publish all the books of the Elder Thich Thong Lac, which have been published with important and basic articles to gradually enjoy people's return to true and original Buddhism in the spirit of non-Buddhist Buddhism. profit and activism.
The Presbyterian Sutra is the crystallization of Theravada Buddhism brought to mankind by the Enlightened Buddha Shakyamuni. Today, it has been rebuilt and deployed by the arahant, Thich Thong Lac, for today and tomorrow's descendants.