in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c
BỆNH TỪ MIỆNG MÀ VÀO
Mấy năm trước, cũng là ở Khánh Vân tỉnh Sơn Đông, lần đầu khi tôi đến bên đó, những đồng tham đạo hữu dẫn tôi đi xem một trang trại chăn nuôi vịt. Người quản lý lấy ra một chú vịt, là vịt con đặt lên tay tôi, lớn như lòng bàn tay của tôi, rất lớn rồi. Họ hỏi tôi: “Pháp sư, Ngài xem con vịt này lớn như vậy, con vịt này sinh ra được bao nhiêu ngày rồi?”. Tôi xem hình dáng đó ít nhất là một tuần đến mười ngày thì nó mới có thể lớn như vậy. Họ nói với tôi mới sinh ra hôm qua! Tôi ngẩn người ra, mới sinh hôm qua mà đã lớn như vậy rồi!! Tôi hỏi con vịt này nuôi lớn bao lâu thì xuất bán? Là hai tuần. Nó ăn thứ gì? Ăn thức ăn hóa học, để cho nó không ngừng lớn phỗng lên. Cho nên sau khi tôi xem rồi, trở về tôi nói với mọi người, trứng gà, trứng vịt đều không được ăn, vì sao vậy? Chúng không bình thường.
Trước đây chúng tôi ở nông thôn, tôi là lớn lên ở nông thôn, tôi biết, ở nông thôn nuôi gà, nuôi vịt ít nhất là nửa năm, thông thường có lẽ đều là mười tháng, đó là bình thường. Hiện nay không bình thường, thức ăn cho nó là thức ăn hóa học, cho nên khi con người ăn vào thì có rất nhiều bệnh lạ. Hiện tượng bệnh ung thư nhiều như vậy là từ đâu mà tới? Từ ăn mà ra...
🙏🏻 Xin đọc tiếp khai thị tại đây:
www.niemphatanvui.vn/bai-viet/hoa-giai-su-phan-doi…
71 - 18
DẪN DẮT NGƯỜI NHÀ ỦNG HỘ ĂN CHAY
Hỏi: Sau khi đệ tử ăn chay thì sinh được một bé gái vô cùng khỏe mạnh đáng yêu. Năm nay cháu một tuổi, một mực ăn chay theo mẹ. Nhưng hiện nay ông bà lại kiên trì muốn cháu ăn thịt. Đệ tử đã vô số lần chia sẻ và tranh luận, đều không thể hóa giải được nỗi lo lắng và không hiểu của ông bà với việc ăn chay. Xin hỏi đệ tử phải nên làm thế nào?
Đáp: Bạn phải dẫn dắt cha mẹ bạn, bạn khuyên họ không tin thì bạn hãy dẫn dắt nhiều hơn, tiếp xúc với những người già ăn chay lâu năm, bất luận là tại gia hay xuất gia, người họ thích, người họ tôn trọng thì họ sẽ tiếp nhận. “Ba mẹ hãy nhìn sức khỏe của những người ăn chay lâu năm, đó không phải chính là chứng minh sao ạ”? Người thông thường hiện nay phải nhìn thấy chứng cứ thì họ mới tin, bạn nói lý luận với họ thì họ không tin, họ nhất định phải nhìn thấy minh chứng. Bạn hãy dẫn họ đi gặp một số người ăn chay, người già, người trẻ, người nam, người nữ nhiều một chút, để cho họ xem sức khỏe của những người ăn chay lâu năm. Sau đó, bạn lại giải thích với họ, trong thịt có quá nhiều vi khuẩn gây bệnh, nó không bình thường...
🙏🏻 Xin đọc tiếp khai thị tại đây:
www.niemphatanvui.vn/bai-viet/hoa-giai-su-phan-doi…
100 - 10
ĂN CHAY BẢO VỆ TÂM TỪ BI, BẢO VỆ SỨC KHỎE
Chế độ ăn chay trong Phật giáo nhấn mạnh đến việc bảo vệ tâm từ bi của chính mình, là vệ tính. Đó gọi là nghe thấy âm thanh, không nỡ ăn thịt nó, bạn xem thấy động vật rất sống động, làm sao bạn nhẫn tâm ăn thịt chúng? Bảo vệ tâm từ bi của chính mình, cho nên chế độ ăn uống này của nhà Phật là hoàn mỹ nhất, nó có vệ sinh, vệ tính (vệ tâm). Hồi đầu tôi lựa chọn ăn chay là theo đạo lý này, lúc đó tôi mới học Phật được nửa năm. Tôi hiểu rõ đạo lý này, cho nên lựa chọn, phải nên vậy, bảo vệ tâm từ bi của chính mình, bảo vệ sức khỏe.
🙏🏻 Xin đọc tiếp khai thị tại đây:
www.niemphatanvui.vn/bai-viet/hoa-giai-su-phan-doi…
134 - 17
HÓA GIẢI SỰ PHẢN ĐỐI CỦA NGƯỜI NHÀ VỚI VIỆC ĂN CHAY
Hỏi: Làm thế nào để tránh sự phản đối của người nhà và sự cười nhạo của người khác bởi vì ăn chay, không phạm giới sát?
Đáp: Người khác cười nhạo không có vấn đề gì, chúng tôi thường nói “cười chết là người ta chết, chúng ta không chết”, điều này không quan trọng. Nhưng với người nhà thì bạn phải làm ra hình tượng tốt cho họ xem. Hình tượng tốt này, bạn đang ở nhà ăn chay, họ ăn thịt, sau một hai năm, sức khỏe của bạn tốt hơn họ, tinh thần của bạn tốt hơn họ, trí tuệ của bạn tốt hơn họ thì họ sẽ phục thôi.
Đặc biệt là phải nói rõ ràng, vì sao phải ăn chay? Họ không tin Phật pháp, không tin nhân quả, nhưng chúng ta nói trên cơ sở khoa học, vậy thì họ sẽ tin. “Bệnh từ miệng mà vào”, đây là ngạn ngữ đã truyền lại suốt mấy nghìn năm, họ sẽ không phản đối. Cho nên, đồ chúng ta ăn thì phải có lựa chọn, thông thường lựa chọn vệ sinh, điều này mọi người đều xem trọng, bảo vệ sinh lý. Sinh lý là sức khỏe vật chất, con người ngoài sức khỏe vật chất ra, còn có sức khỏe tinh thần, tinh thần là gì? Là cảm xúc...
🙏🏻 Xin đọc tiếp khai thị tại đây:
www.niemphatanvui.vn/bai-viet/hoa-giai-su-phan-doi…
86 - 18
Ý NGHĨA CỦA VIỆC NIỆM PHẬT
Tu hành là tu sửa hành vi sai lầm
Tu từ đâu? Tu từ trong tâm
Ý niệm thiện,
Ngôn sẽ thiện, Hành sẽ thiện
Ý niệm bất thiện
Ngôn bất thiện, Hành cũng bất thiện
Hiểu được đạo lý này, tu hành quan trọng nhất là nắm giữ được ý niệm, không cho phép có ý niệm bất thiện khởi lên, bởi vì ngôn và hành là nghe theo sự chỉ huy của ý niệm.
Ý niệm bất thiện khởi lên
Lập tức giác ngộ buông bỏ ngay
Không làm chủ được phải làm sao?
Niệm Phật, niệm lớn tiếng
A Di Đà Phật, A Di Đà Phật
Hoàn toàn quy về A Di Đà Phật
Phật A Di Đà thuần tịnh thuần thiện
Ý nghĩa của từ “A Di Đà Phật” chính là tự tánh thanh tịnh của chúng ta.
161 - 19
KHI BẬN RỘN TÂM VẪN THANH TỊNH
Tu hành là ở trong xử sự đối người tiếp vật, xem thử tâm có còn thanh tịnh hay không.
Tâm thanh tịnh là
Không xen tạp thị phi nhân ngã
Không xen tạp tự tư tự lợi
Khởi tâm động niệm là vì người khác
Không có một chút ý niệm vì mình
Tu hành chân chính là tu cho mất hết tham sân si mạn, đặc biệt là ngạo mạn, nếu không tiếp xúc với người khác thì làm sao biết ngạo mạn của bạn đã đoạn hết chưa?
Không tiếp xúc với đại chúng thì làm sao biết tham sân si của bạn không còn nữa?
Cho nên tu hành thì không tách rời khỏi quần chúng.
161 - 17
LUÔN VÌ NGƯỜI KHÁC, KHÔNG VÌ CHÍNH MÌNH
Một ngày từ sáng thức dậy đến tối đi ngủ, trong đó là thiện niệm nhiều hay là ác niệm nhiều? Chúng ta nói thiện ác là như thế nào? Là ý niệm vì bản thân nhiều, hay ý niệm vì người khác nhiều, vì người khác là thiện, vì bản thân là ác. Vì sao vậy? Vì bản thân là tăng trưởng ngã chấp, ác này là ác căn bản. Vì người khác sao lại là thiện? Luôn luôn vì người khác, quên mất đi chính bản thân mình, tự nhiên ngã chấp sẽ nhạt dần đi, ngã chấp không còn nữa, đây chính là thiện.
Cho nên Phật Pháp là luôn luôn nghĩ đến người khác, đừng nghĩ đến bản thân. Thường nghĩ đến bản thân thì nguy rồi! Thường nghĩ đến bản thân, tu pháp môn gì cũng tu không thành.
Thường nghĩ đến chúng sanh, thường nghĩ đến Đại Thừa, hoặc là chúng ta ngày nay thường nói luôn luôn nghĩ đến A Di Đà Phật, luôn luôn nghĩ đến Thế giới Cực Lạc, phải chuyển thành ý niệm này.
Nếu chuyển không được, vẫn còn thường nghĩ đến bản thân, vậy thì phiền phức lớn lắm rồi! Sự việc này không ai có thể làm thay được, do bản thân chính mình khởi tâm động niệm, không gì có thể giúp đỡ được chính mình. Phật Bồ Tát từ bi cũng không giúp được việc này. Phật Bồ Tát chỉ nói cho bạn biết chân tướng sự thật, để bản thân bạn chuyển đổi trở lại, không còn nghĩ đến bản thân nữa, chuyên nghĩ đến người khác, chuyên vì chúng sanh.
(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 521)
ph.tinhtong.vn/Home/TinhDoDaiKinhGiaiDienNghia?d=T…
155 - 24
KHÁC BIỆT GIỮA BỒ TÁT VÀ PHÀM PHU
Không có một vị Phật Bồ Tát nào là tự tư tự lợi cả, vì sao vậy? Tự tư tự lợi là phiền não, có ý niệm tự tư tự lợi thì họ làm phàm phu, họ không phải là Phật Bồ Tát. Chúng ta hãy thường nghĩ đến mấy câu nói trong Kinh Kim Cang “nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức không phải là Bồ Tát”. Đây là Phật nói. Bạn còn có tự tư tự lợi thì bạn không phải là Bồ Tát, bạn là phàm phu.
Bồ Tát và phàm phu không phải là hai, chỗ không giống nhau chính là phàm phu có tự tư tự lợi, có danh văn lợi dưỡng, có tham sân si mạn; còn Phật Bồ Tát không có tự tư tự lợi, không có danh văn lợi dưỡng, không có tham sân si mạn. Sự việc làm như nhau, mặc quần áo như nhau, ăn uống như nhau, làm việc như nhau, hoạt động như nhau, nhưng một bên thì có vọng tưởng phân biệt chấp trước, một bên không có vọng tưởng phân biệt chấp trước, khác biệt ở chỗ này.
🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:
www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-…
108 - 19
PHÂN BIỆT GIỮA “TU HỌC” VÀ “TU HÀNH”
Không phải là nói không làm việc gì cả thì mới gọi là tu hành. Vậy thì hoàn toàn sai rồi. Mỗi ngày gõ mõ tụng kinh, cho rằng đó là tu hành sao? Đó là học tập.
Tu hành là ở đâu? Tu hành là ở trong sự đối mặt với hết thảy người - việc - vật, xem thử tâm có còn thanh tịnh như vậy không. Khi bận rộn thì tâm địa vẫn là thanh tịnh. Khi bận rộn mà tâm địa không thanh tịnh thì là gì? Trong đó xen tạp thị phi nhân ngã, xen tạp tự tư tự lợi, vậy thì không thanh tịnh. Cho nên ở trong công việc phải tu cho mất hết tự tư tự lợi, đây gọi là tu hành chân chính. Khởi tâm động niệm là vì người khác, không có chút gì vì chính mình, không có một chút ý niệm lợi mình, tu cho mất hết điều này. Đây là phiền não tập khí, phải ở trong công việc, phải ở trong đại chúng mà tu cho mất hết. Tham sân si mạn, đặc biệt là ngạo mạn, bạn không tiếp xúc với người thì làm sao bạn biết được ngạo mạn của bạn đã đoạn hết chưa? Bạn không tiếp xúc với đại chúng thì làm sao bạn biết tham sân si của bạn không còn nữa? Cho nên tu hành thì không tách rời khỏi quần chúng.
🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:
www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-…
90 - 11
CÔNG VIỆC BẬN RỘN, LÀM THẾ NÀO ĐỂ TU HÀNH ĐẠT CÔNG PHU?
Hỏi: Kính thưa Hòa Thượng, trong công việc bận rộn thường ngày, con làm thế nào để có thể tu trì công phu thành phiến?
Đáp: Các vị tổ sư đại đức đã dạy chúng ta, chính ở ngay trong công việc mà luyện tâm. Làm việc là tu hành. Tu những gì? Tu bỏ tập khí phiền não, đây là công phu thật sự. Thuận cảnh không sinh tham luyến, nghịch cảnh không khởi oán hận, đây chính là chân thật tu hành.
Giữa đồng nghiệp với nhau, có người cung kính, khen ngợi bạn, bạn cười một cái, cảm ơn, không để ở trong tâm. Lại có người ghét bạn, oán hận bạn, bạn xem thấy cũng cười một cái, cũng không đặt ở trong tâm. Vĩnh viễn giữ gìn tâm thanh tịnh, bình hòa, đây là tu hành. Người niệm Phật bất luận cảnh giới nào hiện tiền, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, không có những thứ khác, đây gọi là công phu thành phiến. Cho nên dụng công không cản trở làm việc. Niệm Phật thù thắng hơn tất cả, ví như tu Thiền thì không được, tu quán tưởng vẫn có lúc có trở ngại, chỉ duy nhất có niệm Phật là không trở ngại, niệm Phật là cách buông xuống thù thắng nhất.
🙏🏻 Xin đọc tiếp tại đây:
www.niemphatanvui.vn/bai-viet/nguoi-cong-viec-ban-…
131 - 13
Liên hệ: hanhphap@gmail.com
youtube.com/phaphanh
ph.tinhtong.vn
Hoan nghênh ấn tống, chia sẻ lưu thông, công đức vô lượng!
A Di Đà Phật!