in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c
Link đăng ký sự kiện offline về mô hình AMAP ngày 14/01/2022
forms.gle/S888yMfH2KNox66G7
Hiện tại mình đang có bé nhỏ nên không tham gia được, thật sự rất tiếc lun. 🙁
9 - 0
Đọc báo: Trung Quốc biến rác thải thành đồ chơi, trẻ em “lãnh đạn”...
m.giaoduc.net.vn/tieu-diem/anh-trung-quoc-bien-rac…
__________
Có nên mua đồ chơi nhựa cho trẻ?
5 - 0
Tại sao không bán online?
Cũng chỉ là một nổ lực để BỚT MỘT CỌNG RÁC
____________
Mình đã từng chia sẻ về cuốn sách Chuyện về AMAP đầu tiên-Denise Vuillon. Thật ra mình vẫn chưa đọc hết toàn bộ nội dung, nên chỉ chia sẻ một ít suy nghĩ ban đầu về mô hình kinh tế khác này, dưới góc độ về bảo vệ môi trường.
Đây là câu chuyện về một nông trại ở Pháp, trên hành trình tìm cách sống được với nghề nông, trong bối cảnh mỗi 2 ngày là lại có 1 nông dân tự tử (theo thông tin chính thức trên trang của Bảo hiểm xã hội Pháp), họ đã tìm thấy khái niệm Amap-Hội duy trì nông nghiệp thuần nông, từ một mô hình tương tự là CSA-Nông nghiệp có sự chung tay của cộng đồng, mà tiền thân của CSA xuất phát từ Nhật Bản có tên gọi là Teikei, được sinh ra do những người mẹ trẻ đi tìm nguồn thực phẩm an toàn nên đã bắt tay với nông dân từ những năm 1970. Vậy nên trọng tâm của mô hình này là sự liên kết của một nhóm người tiêu dùng với một nông trại/ nhà vườn-một người sản xuất địa phương, trong sự tin cậy và tình đoàn kết.
Chỉ với vài thông tin về tiểu sử của tên gọi cũng thấy với mỗi đặc tính xã hội khác nhau, sự ứng dụng mô hình cũng sẽ uyển chuyển thay đổi theo. Vậy nên hiện tại mình không bàn đến câu chuyện "thực phẩm từ vườn đến bàn ăn", mà đang muốn nói về tính ứng dụng của mô hình này đối với việc bảo vệ môi trường.
Trước đây tại cửa hàng của Xanhshop bọn mình bán online, NHƯNG KHÔNG cần sử dụng nhiều KEO DÁN trong quá trình giao hàng, và chuẩn bị túi vải cho các chú shipper để đi giao, ngoài ra cũng có tái sử dụng thùng giấy cũ. Đó là do phạm vi bán hàng chủ yếu tại TpHCM, có giao hàng liên tỉnh nhưng rất hạn chế sản phẩm.
Hiện tại khi các nhà vườn đều ở ngoại thành, nếu không bán online thì rất khó để có đầu ra. Chỉ là mình tự hỏi không biết lượng keo dán (và nhiều rác thể loại khác nữa) thải ra môi trường do sự gia tăng của các cửa hàng online sẽ "đóng góp" vào sự ô nhiễm môi trường như thế nào?
Thử hình dung nếu vận dụng mô hình "một nhóm người tiêu dùng sử dụng nông sản của một nhà vườn + một chú shipper dùng túi vải giao hàng đến từng nhà" thì lượng rác sinh ra trong quá trình vận chuyển giảm đi biết bao nhiêu nhỉ? 🤔
14 - 2
🎁 MÙA CAFE ĐAKLAK 🎁
Chuyện là khu vườn nhà mình chuẩn bị hái cafe, mình sẽ thu một ít cafe chín cây tự phơi rồi rang, để dành uống. Với kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi về cách chế biến cafe, mình vẫn muốn dành tặng 50 gói (25 gói hạt, 25 gói bột) cho những bạn có nhu cầu muốn dùng thử CAFE TỰ NHIÊN.
Mỗi gói có trọng lượng từ 200-250gram, và bạn sẽ thanh toán phí vận chuyển, nên những bạn ở hơi xa tỉnh Đaklak nhớ cân nhắc khi đăng kí nhé!
Nhận cmt: (Tên người nhận + địa chỉ + sđt + chọn cafe hạt/bột)
cho đến khi có THÔNG BÁO NGỪNG NHẬN.
Từ lúc đăng kí đến lúc nhận có thể hơi lâu nên bạn không cần đợi nhé! Một ngày đẹp trời cafe sẽ tự đến ạ 😁
p/s: vì nhiều lý do nên mình xin KHÔNG BÁN dưới mọi hình thức.
12 - 1
Đa số mọi người biết đến lối canh tác nông nghiệp nương tựa tự nhiên - vườn rừng, từ quyển sách CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM, NHƯNG lại ít biết đến nơi đã đưa quyển sách về Việt Nam cũng như mở đầu cho làn sóng mới này là XANHSHOP (tuy vẫn được in hàng chữ nhỏ trên bìa sách 😅)
Trang chủ của Xanhshop kể về những câu chuyện người thật, việc thật do chính Xanhshop đã kết nối, tạo nên một cộng đồng nhỏ các CỌNG RƠM đang thực hành lối nông nghiệp này ở Việt Nam trong những năm qua.
Mỗi vùng đất ở các nơi khác nhau sẽ có hành trình phục hồi đất không giống nhau, bạn có thể đọc những câu chuyện này để có thêm kinh nghiệm nhé!
www.xanhshop.com/
14 - 1